Phanh đĩa là gì? Cần lưu ý gì khi sử dụng phanh đĩa xe máy?

Posted by: Đại Lý Xe Điện

Phanh đĩa là gì? Cần lưu ý gì khi sử dụng phanh đĩa xe máy?

Phanh đĩa xe máy ngày càng được sử dụng phổ biến hơn. Không chỉ mang nhiều tiện ích, phanh đĩa còn giúp tăng tính thẩm mỹ cho phương tiện. Mời các bạn cùng Đại Lý Xe Điện tìm hiểu chi tiết về cấu tạo, nguyên lý hoạt động và những vấn đề thường gặp, cách khắc phục khi sử dụng phanh đĩa.

Phanh đĩa là gì? Cần lưu ý gì khi sử dụng phanh đĩa xe máy?

Phanh đĩa là gì?

Phanh đĩa (phanh dầu) là hệ thống phanh được sử dụng phổ biến trên các dòng xe hiện nay. Mặc dù xuất hiện khá trễ nhưng phanh đĩa được đánh giá khá cao nhờ khả năng giảm tốc tuyệt vời, đem lại cho người sử dụng sự an toàn tuyệt đối và ngoại hình gọn nhẹ, tăng vẻ thẩm mỹ của xe.

Cấu tạo phanh đĩa xe máy

Cấu tạo của phanh đĩa

Phanh đĩa có cấu tạo khá đơn giản gồm 3 bộ phận chính:

Đĩa phanh

Đĩa phanh được làm từ gang, có hình dạng như 1 chiếc đĩa và được lắp chặt với moay – ơ bánh xe.  Đĩa phanh có các lỗ thông khí, để giảm tải nhiệt khi phanh, giúp cho đĩa phanh hạn chế được tình trạng rỉ sét và hao mòn theo thời gian.

Tấm ma sát và má phanh 

Tấm ma sát dày khoảng 3cm và được làm từ thép chất lượng cao, má phanh dày khoảng 10cm và được tán với tấm đỡ bằng các đinh tán. Tấm đỡ và má phanh thì được lắp bên ngoài piston và được lắp sang 1 bên của đĩa phanh. Phần má phanh sẽ bị hao mòn theo quá trình sử dụng của người điều khiển.

Cụm xi-lanh và piston

Cụm xi-lanh gồm 2 xi-lanh được chế tạo liền với giá đỡ, xi-lanh có khoan lỗ cấp đầu và lỗ xả khí. Bên trong lắp 1 piston có vòng hãm và vành chắn bụi. Bên ngoài thì lắp 1 piston có số vòng đệm kín đầu. Nhiệm vụ của Piston là truyền một lực đáng kể vào bộ phận má phanh, khiến cho má phanh ép chặt vào đĩa phanh, giúp xe giảm tốc độ.

Ngoài ra còn một số bộ phận như: ống dây dầu, tay phanh và khoang dầu phanh. Chắc hẳn bạn đã hiểu được cấu tạo của phanh đĩa, hãy cùng đến phần nguyên lý hoạt động của nó nhé!

Nguyên lý hoạt động của phanh đĩa

Bộ thắng đĩa trước

Phanh đĩa hoạt động theo 1 nguyên lý sau: 

Khi người lái xe máy đạp bàn đạp của phanh hoặc bóp tay phanh, sẽ là đòn bẩy để piston trong khoan dầu phanh chuyển động, và đẩy dầu phanh này xuống piston lớn hơn nằm gần với phần má phanh. Áp suất của dầu phanh khiến cho piston sẽ đẩy má phanh vào, giúp bó chặt vào phần đĩa phanh, giảm tốc độ ngay lập tức. Lúc này, phần đĩa phanh và má phanh đang có nhiệt độ rất cao, nhưng nhờ những lỗ thoát khí trên phần đĩa phanh, nên nhiệt độ đã được giảm một cách đáng kể.

Khi người lái không còn đạp phanh hoặc bóp tay phanh, tại hệ thống dầu phanh, lúc này áp suất sẽ giảm một cách nhanh chóng nên piston tại cùm thắng sẽ không ép vào 2 má phanh, giúp cho người sử dụng có thể di chuyển được.

Xem thêm: Phanh ABS là gì? 

So sánh phanh đĩa và phanh cơ

Phanh cơ và phanh đĩa xe máy

Ưu điểm Nhược điểm
Phanh đĩa – Phanh đĩa có cấu tạo đơn giản và gọn nhẹ– Chất lượng vật liệu làm phanh có khả năng chịu lực và chịu nhiệt tốt từ đó làm tăng độ bền cho phanh

– Hiệu suất của phanh đĩa được nâng cao nhờ loại phanh này có cấu trúc hở giúp khả năng tản nhiệt và thoát nước tốt

– Bên cạnh đó các kỹ thuật viên dễ dàng theo dõi và sửa chữa hơn

– Khả năng thoát nước cao

– Do có cấu trúc hở nên phanh rất dễ bám bụi và bị cong vênh sau thời gian dài sử dụng từ đó làm giảm hiệu suất của phanh – Phanh đĩa gây ra tiếng ồn lớn do lực ma sát giữa đĩa phanh và má phanh 

– Giá thành bảo dưỡng và sửa chữa phanh đĩa cao hơn phanh tang trống do được chế tạo từ các vật liệu cao cấp bền bỉ

– Nếu áp lực phanh quá lớn sẽ khiến hệ thống phanh bị bó cứng có thể xảy ra tình trạng lật xe

– Chính vì vậy, nhiều nhà sản xuất đã trang bị thêm hệ thống phanh ABS hiện đại đảm bảo độ an toàn tuyệt đối cho Khách hàng

Phanh cơ (phanh tang trống) – Với thiết kế kín, phanh tang trống không dễ bị bám bụi nên hiệu suất phanh theo thời gian – Giá thành rẻ hơn so với phanh đĩa bởi vật liệu chế tạo không quá cao cấp

– Đồng thời việc bảo dưỡng và sửa chữa cũng dễ dàng hơn

– Điểm đặc biệt ở phanh tang trống là có khả năng cường hóa và tăng lực phanh

Trọng lượng phanh trang trống lớn hơn phanh cơ– Thiết kế tản nhiệt của phanh kém do phanh tang trống có thiết kế kín

– Hiệu quả kém hơn so với phanh đĩa

– Thiết kế của phanh cơ chưa được thẩm mỹ

Những vấn đề thường gặp của phanh đĩa xe máy

Vấn đề khi sử dụng phanh đĩa

Ngày nay, phanh đĩa là một phụ tùng rất phổ biến vì độ hiệu quả cao và tính thẩm mỹ tốt. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng phanh xuất hiện nhiều loại bệnh.

Bóp phanh có tiếng kêu

Đây là tình trạng thường xuyên xảy ra, khi bóp phanh thì phanh kêu tiếng khá to.

Nguyên nhân: Má phanh hỏng hoặc bị mòn làm cho đĩa phanh và má phanh chạm vào nhau. 

Cách xử lý: Cách xử lý duy nhất là thay bộ má phanh mới.

Phát hiện tiếng kêu loẹt xoẹt khi không sử dụng phanh

Phanh đĩa là gì? Cần lưu ý gì khi sử dụng phanh đĩa xe máy?

Đây là tình trạng khá phổ biến, khi ta dắt xe và không sử dụng phanh, thì những tiếng kêu đó lại phát ra.

Nguyên nhân: Có thể do phanh đĩa bị dính bụi bẩn hoặc do đĩa phanh bị cong. 

Cách xử lý: Nếu phanh bị dính bụi bẩn thì bạn chỉ cần dùng vòi xịt nước xịt thật mạnh để làm trôi cát bụi. Nếu là trường hợp còn lại thì bạn cần thay thế hệ thống phanh mới.

Phanh bị kẹp vào đĩa phanh

Phanh bị bó vào đĩa là trường hợp 2 má phanh bó vào đĩa phanh khiến bạn không thể di chuyển được.

Nguyên nhân: Có rất nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân thường gặp là do nước lọt vào hệ thống phanh, khiến cho má phanh bị giãn nở theo thời gian sử dụng, về lâu dài gây ra hiện tượng bó phanh.

Cách xử lý: Xả hết dầu phanh cũ bằng dầu phanh mới, tuyệt đối không thêm chỉ thay thế và thường xuyên bảo dưỡng các bộ phận của hệ thống phanh.

Phanh bị kẹp vào đĩa phanh

Phanh đĩa xe máy bị hư

Đây là tình trạng phanh bị rít lại, bạn không có cách nào để nới phanh ra để xe đi nhanh hơn. 

Nguyên nhân:

  • Dầu phanh bị hết, má phanh bị dính lấy đĩa phanh
  • Do tình trạng dầu phanh hút ẩm, khi có nước thâm nhập vào két khiến cho dầu phanh bị oxy hóa và biến dạng. Lâu ngày sẽ dẫn đến hiện tượng bị bó phanh

Cách xử lý:

  • Thay dầu phanh mới cho xe máy
  • Không được thêm vào, chỉ có thay mới cho dầu phanh

Đĩa xe máy bị biến dạng, cong vênh

Đĩa xe là thành phần quan trọng bậc nhất của hệ thống thắng. Nếu đĩa bị vênh hoặc biến dạng, sẽ gây ra hiện tượng 2 má phanh sẽ bóp sát vào nhau, gây ra hiện tượng bó kẹt, không di chuyển được.

Cách xử lý:

  • Thay đĩa thắng mới cho xe

Cách bảo dưỡng phanh đĩa xe máy

Bảo dưỡng phanh đĩa xe máyTrước khi điều khiển phương tiện, hãy kiểm tra xem phần đĩa thắng có bị vênh hay cong, hoặc nứt hay sét gì không và kiểm tra thường xuyên phần dầu phanh và má phanh, để đảm bảo cho hệ thống phanh hoạt động trơn tru và an toàn nhất có thể.

Nếu sử dụng dầu phanh kém chất lượng hoặc để cho khoang dầu khô cạn, sẽ gây ra tình trạng piston bị hư, hệ thống phanh sẽ bị giảm chất lượng một cách nhanh chóng.

Bên cạnh đó, nếu sử dụng má phanh đã bị mòn, thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của đĩa phanh, làm hư tổn và trầy xước phần đĩa phanh

Để tránh những tai nạn không đáng có, các bạn hãy thường xuyên kiểm tra, thường xuyên bảo dưỡng định kỳ hệ thống phanh. Nếu các bạn có kinh nghiệm và dụng cụ, hãy tự bảo dưỡng tại nhà để tiết kiệm chi phí, hoặc cũng có thể ra các địa điểm sửa xe máy uy tín để bảo dưỡng an toàn hơn.

Cách sử dụng phanh đĩa đảm bảo an toàn

Sử dụng phanh đĩa hợp lý

Người điều khiển xe máy nên nhớ rõ quy tắc “phanh sau trước phanh trước sau”. Nếu bóp phanh trước rồi bóp phanh sau sẽ dễ gây ra hiện tượng xòe bánh xe, trơn trượt và dễ gây tai nạn xe. Nên sử dụng phanh sau trước kết hợp với giảm ga để tốc độ được giảm từ từ, rồi sau đó hãy dùng phanh trước để xe được dừng lại hoàn toàn.

Khi trời mưa, người điều khiển xe khi gặp những tai nạn bât ngờ thì hãy giữ bình tĩnh để xử lý tình huống. Khi gặp thời tiết như trời mưa, chúng ta hãy giảm tốc độ và hãy sử dụng thắng bánh sau rồi mới tới thắng bánh trước, để giảm thiểu tai nạn không đáng có.

Trên đây là tất cả thông tin về phanh đĩa xe máy, về cấu tạo, nguyên lý hoạt động, và cách xử lý sự cố khi sử dụng phanh đĩa. Hi vọng với một số thông tin của Đại Lý Xe Điện đưa ra sẽ giúp cho Quý Độc giả hiểu thêm về phanh đĩa, cách bảo dưỡng và sử dụng sao cho đảm bảo an toàn hệ thống phanh. Hẹn gặp lại các bạn ở các bài viết sau nhé!

Share this post