Khi nào cần bảo dưỡng xe điện? 5 Cách bảo dưỡng xe đạp điện

bảo dưỡng xe đạp điện
Posted by: Kim Phung

Khi nào cần bảo dưỡng xe điện? 5 Cách bảo dưỡng xe đạp điện

Xe đạp điện đã trở thành một phương tiện di chuyển được nhiều người ưa chuộng vì giúp tiết kiệm chi phí và bảo vệ môi trường hơn xe chạy xăng. Hãy cùng Đại Lý Xe Điện tìm hiểu cách bảo dưỡng xe đạp điện, để đảm bảo các bộ phận của xe luôn ở tình trạng tốt nhất nhé!

bảo dưỡng xe đạp điện

Bảo dưỡng xe đạp điện là làm gì?

Cũng như bất kỳ phương tiện tham gia giao thông nào khác, sau một thời gian sử dụng, xe đạp điện sẽ bị xuống cấp.

Cụ thể, các bộ phận như cổ phốt, vòng bi bánh, phanh, vành xe, nhông xích có dấu hiệu mài mòn, các khớp xoay (chân chống, tay phanh, cần phanh, tay ga) và dây điều khiển (dây phanh, dây ga, dây công tơ mét) sai lệch vị trí, bu lông, đai ốc trở nên lỏng lẻo.

Như vậy, bảo dưỡng được xem là phương pháp kiểm tra sức khỏe định kỳ cho xe đạp điện. 

Việc kiểm tra hệ thống điện, tra dầu, thay thế các hạng mục không còn giá trị sử dụng (ví dụ như công tắc, đầu đèn, phanh,…) sẽ giúp xe đạp điện hoạt động trong trạng thái tốt gần bằng như lúc mới mua.

bảo dưỡng ắc quy xe đạp điện

Khi nào cần bảo dưỡng xe đạp điện?

Tùy theo từng hạng mục mà chủ xe đạp điện tiến hành kiểm tra bảo dưỡng định kỳ hằng ngày, theo tháng, quý hay năm.

Tất nhiên, những phương pháp kiểm tra mỗi ngày rất đơn giản, có thể tự thực hiện mà không đòi hỏi kiến thức chuyên sâu về xe đạp điện. 

Còn những phương pháp bảo dưỡng thực hiện hàng tháng/quý/năm thì phức tạp hơn và cần công cụ chuyên dụng.

Đó là lý do vì sao người dùng nên định kỳ 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng và 1 năm, mang “xế yêu” đến cửa hàng xe đạp điện, để kiểm tra liệu có cần tu sửa, thay thế chi tiết nào hay không.

cách bảo dưỡng xe đạp điện 133s

Cách bảo dưỡng xe đạp điện như thế nào?

Như đã nói ở trên, có những phương pháp kiểm tra xe đạp điện rất dễ thực hiện hằng ngày.

Những phương pháp không tốn nhiều thời gian mà lại giúp cho xe đạp điện bền hơn đó là:

1. Hạn chế để xe đạp điện ngoài trời 

Bảo dưỡng xe điện

Không nên để xe đạp điện ở ngoài nắng mưa quá lâu, bởi ánh sáng mặt trời gay gắt chẳng những khiến màu sắc, vỏ nhựa và lốp xe lão hóa, mà còn làm giảm hiệu suất của điện tích, thậm chí có thể gây ra tình trạng cháy nổ, rút ngắn tuổi thọ của bộ phận cấp điện cho xe.

Thêm vào đó, nước mưa vốn lẫn nhiều tạp chất, cũng dễ gây ảnh hưởng xấu đến chất sơn, độ bóng và các bộ phận bằng kim loại của xe.

Vậy nên, bạn cần đậu xe đạp điện ở nơi có mái che, điều kiện nhiệt độ ổn định. Nếu xe dính nước mưa, nước bẩn thì cần lau khô càng sớm càng tốt nhé!

2. Kiểm tra tay lái

Bảo dưỡng xe điện mất bao lâu

Khi khởi động xe và thấy có báo điện nhưng không chạy được, có thể là do tay ga bị đứt hoặc bị giãn. 

Nếu gặp trường hợp này, chúng ta nên thay mới hoặc nối lại hệ thống dây điện trong tay lái.

3. Kiểm tra hệ thống phanh 

Phanh (thắng) cũng là một bộ phận quan trọng và không thể thiếu của xe đạp điện. 

Trước khi lái xe ra đường, ta phải bóp thử phanh và bảo đảm phanh vẫn hoạt động tốt. 

Cần đem xe đi sửa hoặc thay thế ngay hệ thống phanh khi má phanh có khe hở lớn hoặc phanh bị kẹt, với dấu hiệu nhận biết là bóp phanh không ăn, hoặc phanh phát ra tiếng rít khó chịu.

bảo dưỡng xe đạp điện

4. Đảm bảo tốc độ ở mức an toàn

Xe đạp điện có thể đạt tốc độ lên tới 35 – 40km/h, tương đương vận tốc của xe máy. 

Tuy nhiên, khi di chuyển trên đường phố đông đúc, chúng ta chỉ nên giữ mức vận tốc khoảng 30 km/h trở xuống, để dễ dàng kiểm soát xe kể cả khi có tình huống bất ngờ. 

Mặt khác, việc thường xuyên chạy với tốc độ cao sẽ khiến động cơ xe đạp điện quá tải và nhanh bị hư. 

5. Không chạy xe cho đến khi pin cạn kiệt

cách bảo dưỡng ắc quy xe đạp điện

Khi lên dốc cao hoặc gặp gió lớn thổi ngược chiều, bạn nên đạp trợ lực để giúp tăng sức mạnh vận hành cho xe đạp điện.

Ngoài ra, vận hành xe đạp điện cho đến khi hết pin hoàn toàn, sập nguồn không phải là điều nên thử, bởi sẽ khiến bộ phận cung cấp năng lượng cho xe nhanh bị chai. 

Thay vì thế, nếu muốn kéo dài tuổi thọ cho pin hoặc ắc quy xe đạp điện, bạn nên cắm sạc khi lượng pin còn khoảng 30 – 40%.

6. Giữ gìn ắc quy hoặc pin xe đạp điện

bảo dưỡng ắc quy xe đạp điện

Ắc quy hoặc pin đóng vai trò không thể thiếu trong toàn bộ hệ thống vận hành của xe đạp điện.

Nếu bảo quản tốt ắc quy hoặc pin xe, chắc chắn bạn sẽ tránh được các khoản chi phí không mong muốn cho việc thay mới các bộ phận này.

Dù các loại ắc quy và pin thế hệ mới được thiết kế khép kín, chống nước rất tốt, bạn vẫn không nên để bình ắc quy hoặc pin xe đạp điện ở gần nơi có nước, vì ắc quy sẽ hỏng nặng nếu tiếp xúc trực tiếp với nước. 

7. Sạc điện đúng cách

Chúng ta nên sạc điện đúng theo thời gian nhà sản xuất quy định, kèm theo bộ sạc chính hãng được nhà sản xuất trang bị cho loại xe đó. 

Khi mới mua về, phần lớn xe đạp điện sử dụng ắc quy nên được sạc lần đầu đủ 8 tiếng. Còn xe sử dụng pin Lithium thường có thời gian sạc ngắn hơn.

bảo dưỡng xe đạp điện Nijia

Không nên sạc quá thời lượng vì như vậy sẽ khiến ắc quy xe đạp điện nóng và bị phồng. 

Chúng ta có thể theo dõi đèn tín hiệu trên bộ sạc điện của xe để biết tình trạng sạc:

  • Đèn màu xanh nghĩa là đã sạc đầy
  • Đèn màu đỏ nghĩa là đang trong quá trình sạc
  • Đèn màu vàng hoặc không báo đèn nghĩa là điện chưa vào cục sạc, hoặc ổ cắm không có điện
  • Đèn nhấp nháy nghĩa là bộ sạc lúc này đã hỏng và không nên tiếp tục sạc  

Thêm vào đó, đừng quên sạc điện đều đặn, không cắm sạc đứt quãng trong một ngày.

Khi vừa lái xe đạp điện về nhà, bạn hãy chờ khoảng 30 phút để bình điện nguội bớt rồi mới cắm sạc. 

Sau khi sạc đầy, cũng không nên dùng xe ngay mà đợi khoảng 15 phút, để bình ắc quy không phải chịu lượng nhiệt lớn, dễ bị phồng.

Xem thêm: Cách sạc xe đạp điện nhanh đầy mà không hại xe

8. Kiểm tra áp suất lốp xe đạp điện

cách bảo dưỡng xe đạp điện

Lốp xe là bộ phận góp phần quyết định khả năng vận hành êm ái của xe đạp điện, bởi nó tiếp xúc trực tiếp với bề mặt đường và thường chịu áp lực lớn. 

Do vậy, khi kiểm tra xe đạp điện, bạn không nên bỏ qua bước kiểm tra tình trạng áp suất của lốp xe, cả bánh trước và bánh sau.

Lốp xe không được quá căng để tránh làm trơn trượt bánh, gây nguy hiểm đến chính bản thân người lái cũng như những người tham gia giao thông khác, cũng không nên quá non hơi khiến việc điều khiển xe khó khăn, công suất xe giảm.

Lốp xe bơm căng vừa phải sẽ làm giảm tác động lên bánh xe, nan hoa và trục động cơ, giúp đảm bảo người dùng xe đạp điện tránh gặp rủi ro khi tham gia giao thông, nhất là khi chạy ở tốc độ cao trên địa hình kém bằng phẳng.

9. Tránh nước ngấm vào hệ thống điện 

bảo dưỡng xe điện

Đa số các dòng xe đạp điện hiện nay đều trang bị hệ thống chống nước tuyệt đối, chuẩn công nghệ quốc tế, để có thể vận hành an toàn dù đường ngập quá nửa bánh xe, hoặc trời đang mưa nhỏ. 

Nhưng không vì thế mà chúng ta sẽ thường xuyên đi dưới trời mưa, hay thoải mái xịt rửa để nước thâm nhập vào hệ thống điện của xe.

Việc này sẽ làm tăng nguy cơ chập điện cho động cơ, bình điện, đồng thời khiến các bộ phận khác như khung xe, căm xe dễ bị rỉ sét, ăn mòn.

Thay vì vậy, bạn chỉ cần vệ sinh bề ngoài của xe bằng cách sử dụng nước sạch, khăn mềm kết hợp với chất tẩy rửa tính kiềm thấp để lau rửa nhẹ nhàng, tránh xịt nước trực tiếp vào hệ thống động cơ.

Nên đi bảo dưỡng xe đạp điện định kỳ ở đâu?

Nên đi bảo dưỡng xe đạp điện định kỳ ở đâu?

Với tiêu chí tiết kiệm thời gian và tiền bạc về lâu dài, chúng ta cần biết cách bảo vệ, sử dụng xe đạp điện hợp lý.

Ngoài các biện pháp nêu trên, bạn cũng nên cân nhắc định kỳ đưa xe đến trung tâm bảo dưỡng chuyên nghiệp, để các kỹ thuật viên phát hiện và kịp thời khắc phục các hỏng hóc nếu có trên xế yêu của bạn, tránh ảnh hưởng nặng đến khả năng vận hành.

Bạn không phải tìm kiếm đâu xa – Đại Lý Xe Điện là một trong các cơ sở bảo dưỡng xe đạp điện uy tín với trụ sở chính ở TP. Thủ Đức, TP. HCM và hệ thống chi nhánh rộng khắp nhiều quận huyện, tỉnh thành lân cận.

bảo dưỡng xe điện mất bao lâu

Kể cả xe đạp điện và xe máy điện, khi đến Đại Lý Xe Điện, nhân viên kỹ thuật của chúng tôi sẽ tiến hành các thao tác bảo dưỡng như sau nhằm đảm bảo an toàn cho người dùng xe:

♥ Kiểm tra các bộ phận như ắc quy, tay ga, phanh, hệ thống động cơ để phát hiện trục trặc, kịp thời sửa chữa thay thế.

♥ Kiểm tra xích, ốc, trục, đây là các bộ phận nên được thay dầu định kỳ 1 lần/tháng nếu xe đạp điện của bạn hoạt động liên tục.

Tóm lại, việc bảo dưỡng xe đạp điện không hề khó khăn, nhưng nếu bạn cần được tư vấn kỹ hơn, hoặc muốn được bảo dưỡng xe đạp điện một cách chuyên nghiệp, hãy đến với Đại Lý Xe Điện, chúng tôi bảo đảm sẽ giúp Quý Khách ra về với tâm trạng hài lòng.


Trụ sở chính: 466 Nguyễn Duy Trinh, P. Bình Trưng Đông, TP. Thủ Đức, TP. HCM

Danh sách cửa hàng: Xem ngay

Điện thoại: 0933 505 222

Email:   dailyxedien.vn@gmail.com

Website:   https://dailyxedien.vn/

Fanpage: Đại Lý Xe Điện Bluera & Bluera Việt Nhật

Share this post