xe đạp điện có cần đội mũ bảo hiểm không

Đi xe đạp điện có cần đội mũ bảo hiểm không? Lỗi không đội mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu?

Xe đạp điện đã trở thành phương tiện giao thông ngày càng phổ biến. Chúng ta có thể thấy trên đường phố, có người đội mũ bảo hiểm khi dùng xe đạp điện, có người không. Vậy câu hỏi đặt ra là: Đi xe đạp điện có cần đội mũ bảo hiểm không? Đi xe không đội mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu tiền? Chúng ta sẽ cùng đi tìm câu trả lời ngay sau đây nhé!

xe đạp điện không đội mũ phạt bao nhiêu

Tìm hiểu về xe điện

Phân biệt xe đạp điện và xe máy điện 

Xe đạp điện (electric bicycle) là một loại xe đạp máy, được xếp vào nhóm phương tiện giao thông thô sơ.

Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, xe đạp máy là xe thô sơ 2 bánh có lắp động cơ, vận tốc tối đa không lớn hơn 25 km/h và khi tắt máy thì vẫn đạp xe đi tiếp được.

Xe đạp điện, xe máy điện thuộc hai nhóm phương tiện khác nhau. Vì xe máy điện là xe gắn máy được dẫn động cơ bằng động cơ điện với công suất lớn nhất không vượt quá 4 kW, vận tốc thiết kế lớn nhất không quá 50 km/h. Và xe máy điện không có bàn đạp, nên khi hết điện không thể đi tiếp được.

Độ tuổi được phép đi xe đạp điện, xe máy điện

Xe gắn máy – kể cả xe máy điện, có yêu cầu về độ tuổi người lái. 

Cụ thể là phải đủ 16 tuổi trở lên, một người mới được Pháp luật cho phép lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3.

Còn xe đạp điện thì vẫn chưa có văn bản nào quy định về độ tuổi của người điều khiển.

Đi xe đạp điện có phải đội mũ bảo hiểm không?

Dù vậy, suốt nhiều năm qua, loại xe nhỏ gọn này luôn được đông đảo các em tuổi teen, mẹ bỉm sữa và người lớn tuổi ưa chuộng.

Không khó để bắt gặp cảnh người dùng, trong đó có học sinh đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm, dẫn đến nguy cơ cao xảy ra tai nạn giao thông. 

Những năm gần đây tình trạng tai nạn giao thông nghiêm trọng ngày càng xuất hiện nhiều đối với người sử dụng xe đạp điện. 

Theo một nghiên cứu tập trung vào vấn đề an toàn giao thông của học sinh THPT tại Hà Nội từ năm 2016, 55% các sự cố giao thông xảy ra với học sinh THPT là do xe máy điện và xe đạp điện.

Điều đó cho thấy những biện pháp góp phần nâng cao an toàn giao thông cần được chú trọng hơn nữa, nhằm xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện và bền vững.

Đi xe đạp điện có cần đội mũ bảo hiểm không?

không đội mũ bảo hiểm bị phạt bao nhiêu tiền

Căn cứ Khoản 2, Điều 31, Luật Giao thông đường bộ 2008, người lái và người ngồi trên xe đạp máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.

Như đã trình bày ở trên, xe đạp điện là xe đạp máy, nên người dùng xe đạp điện cũng nằm trong những đối tượng bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm.

Xem thêm: Xe điện có cần lắp gương (kính) chiếu hậu không?

Lỗi không đội mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu?

Đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu?

Không đội mũ bảo hiểm khi di chuyển bằng xe đạp điện là vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ. Và người vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định trong Nghị định số 171/2013/NĐ-CP.

Trên thực tế, người dùng xe đạp điện bị phạt tiền từ 100,000 đồng đến 200,000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

  • Điều khiển, ngồi trên xe đạp máy không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy”, hoặc có đội mũ bảo hiểm nhưng không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông.
  • Chở người ngồi trên xe đạp máy không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy”, hoặc có đội mũ bảo hiểm nhưng không cài quai đúng quy cách.

Tuy nhiên, có ba trường hợp không bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi lái xe và không bị xử phạt là:

  • Chở người bệnh đi cấp cứu
  • Chở trẻ em dưới 06 tuổi
  • Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật

Tầm quan trọng của việc đội mũ bảo hiểm đúng khi đi xe đạp điện

xe đạp điện có cần đội mũ bảo hiểm không

Tất cả người dân đều cần có ý thức chấp hành việc đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện, không chỉ nhằm mục đích tránh bị lực lượng chức năng xử phạt, mà quan trọng hơn hết là đảm bảo an toàn cho chính bản thân mình.

Tuy nhiên, tình trạng không đội mũ bảo hiểm khi sử dụng xe đạp điện vẫn còn. Một phần bởi nhiều người vẫn chưa nắm rõ quy định của Pháp luật và cho rằng xe đạp điện có công suất yếu, di chuyển chậm. Thậm chí, một số bạn trẻ còn nghĩ việc đội mũ bảo hiểm là làm hỏng tóc, không “cool ngầu”.

Không đội mũ bảo hiểm khi chạy xe đạp điện tiềm ẩn nhiều rủi ro, nếu không may xảy ra tai nạn sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người lái.

Vì vậy, từ em nhỏ đến người lớn tuổi đều cần nâng cao ý thức, đặt sự an toàn của chính mình lên hàng đầu và không quên đội mũ bảo hiểm khi chạy xe đạp điện.

Ngoài ra, khi sử dụng xe đạp điện, bạn không chỉ cần phải đội mũ bảo hiểm mà còn phải đội mũ đúng cách như sau:

  • Chọn kích cỡ mũ bảo hiểm vừa vặn với đầu
  • Mở dây quai mũ sang hai bên cho thẳng, đội mũ bảo hiểm sao cho vành dưới mũ song song với chân mày
  • Không để quai mũ lỏng lẻo, chỉnh quai mũ sao cho nhét được hai ngón tay dưới cằm sau khi cài khóa 
  • Kiểm tra lại sau khi đội mũ bảo hiểm bằng cách dùng tay kéo mũ từ đằng sau ra đằng trước, hoặc nâng phần vành mũ trước trán lên, mũ không bật ra khỏi đầu là được 

Tạm kết

không đội nón bảo hiểm phạt bao nhiêu

Số lượng xe đạp điện lưu thông tại Việt Nam ngày càng phát triển mạnh. 

Với tình hình giao thông hiện nay, việc đội mũ bảo hiểm khi sử dụng xe đạp điện là việc cần thiết, thể hiện ý thức bảo đảm an toàn cho bản thân cũng như mọi người xung quanh.

Có thể nâng cao ý thức an toàn khi tham gia giao thông cho học sinh để các em tránh mắc lỗi không đội mũ bảo hiểm khi lái xe đạp điện, bằng những biện pháp như:

  • Nhà trường và gia đình giáo dục, nhắc nhở các em nhiều hơn
  • Tạo điều kiện cho các em tham gia các chương trình xã hội theo chuyên đề an toàn giao thông, để hiểu và tuân theo Pháp luật.

Thêm nữa, việc người lớn làm gương cho học sinh là một ý kiến chưa bao giờ lỗi thời, bởi hành động của những người xung quanh ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức của các bạn trẻ.

Mong rằng bài viết của Đại Lý Xe Điện đã giúp bạn nắm rõ hơn về việc đi xe đạp điện có cần đội mũ bảo hiểm không. Từ đó luôn đội mũ bảo hiểm đúng cách khi sử dụng xe đạp điện và tự tin khi di chuyển trên đường.

This site uses cookies to offer you a better browsing experience. By browsing this website, you agree to our use of cookies.