Cách đi xe đạp điện

Hướng dẫn cách đi xe đạp điện an toàn cho người mới bắt đầu

Đi xe đạp điện là một hình thức di chuyển tiện lợi và thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, nếu bạn chưa từng sử dụng loại xe này trước đây, có thể sẽ gặp một số khó khăn trong việc điều khiển và bảo trì xe. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về cách đi xe đạp điện một cách an toàn và hiệu quả, cũng như những điều cần lưu ý khi sử dụng loại xe này.

đi xe đạp điện

Đi xe đạp điện có cần đội mũ bảo hiểm không?

Căn cứ theo điều e, Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định, thì xe thô sơ 2 bánh có lắp động cơ với vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 25km/h và khi tắt máy thì đạp xe đi được (bao gồm cả xe đạp điện) là xe đạp máy.

Ngoài ra, Luật Giao Thông đường bộ năm 2008 quy định thì người điều khiển tham gia gia thông, ngồi trên xe đạp máy phải đội mũ bảo hiểm và cài quai đúng quy định. Sẽ phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng nếu bạn điều khiển xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) mà không đội mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy hoặc đội mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ.

Chính vì thế mà khi tham gia giao thông, các bạn cần tuần thủ đúng luật an toàn xe đạp điện để bảo vệ cho mình và cho mọi người xung quanh nhé!

đi xe đạp điện có cần đội mũ

Người lần đầu đi xe điện cần chuẩn bị những gì?

Nhìn chung thì sử dụng xe điện không quá khó so với xe đạp thông thường. Điểm khác nhau sẽ tùy thuộc vào mỗi loại xe. Chính vì thế, bạn cần kiểm tra tình trạng xe và thử đi một lần trước khi sử dụng phương tiện tham gia giao thông. Dưới đây, Đại Lý Xe Điện đã liệt kê một số điều cần lưu ý khi lần đầu sử dụng xe đạp điện.

Giữ bình tĩnh khi ngồi lên xe

Lần đầu tiên sử dụng xe điện nói chung và xe đạp điện, xe máy điện nói riêng rất khó tránh việc bạn sẽ có cảm giác lo lắng, hồi hộp.

Khi căng thẳng, mất bình tĩnh sẽ rất khó làm chủ phương tiện nên rất nguy hiểm.

Chính vì thế, bạn cần phải tập trung khi điều khiển các phương tiện tham gia giao thông.

Lựa chọn nơi tập chạy xe đạp điện rộng rãi, ít phương tiện

Việc lựa chọn nơi tập đi xe rộng rãi, ít phương tiện di chuyển qua lại sẽ giúp bạn dễ dàng di chuyển xe, rẽ trái, rẽ phải hay quay đầu.

Cần có người hướng dẫn bạn cách đi xe điện

Cách đi xe đạp điện

Để có thể nhanh chóng nắm vững được cách di chuyển trên xe điện hai bánh, bạn cần có một người hướng dẫn đi kèm. Việc có người hướng dẫn đi kèm ngồi phía sau sẽ giúp bạn thao tác tay dễ dàng và an tâm hơn.

Làm quen bộ điều khiển của xe điện

Điều tất nhiên bạn nên làm trước khi sử dụng xe đạp điện là cần tìm hiểu công dụng của bộ điều khiển xe điện, như còi xe, đèn, xi nhan, tay ga, nút điều chỉnh tốc độ,…

Đông thời, bạn cũng cần kiểm tra xe xem mọi thứ có ổn định không, có vận hành trước không để tránh xảy ra các tình huống xấu khi di chuyển.

Đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện

Có rất nhiều người thường chủ quan rằng đi xe đạp điện thì không cần đội mũ bảo hiểm bởi nó chạy khá chậm so với xe máy. Tuy nhiên, chỉ vì những suy nghĩ nhỏ này mà nó có thể gây nguy hiểm cho bạn.

Việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông sẽ giúp bảo vệ an toàn cho vùng đầu và mặt, nếu chẳng may bị ngã trên đường.

Hướng dẫn cách đi xe đạp điện an toàn cho người mới bắt đầu

Cách đi xe đạp chạy điện đảm bảo an toàn như sau:

Khởi động xe đạp điện

  • Di chuyển xe đến nơi rộng rãi, đội mũ bảo hiểm đúng cách
  • Để xe đạp điện trên một đường thẳng và lên xe
  • Đặt 2 tay cầm lên ghi đông, 2 bàn chân chạm đất và ngồi vững
  • Mở khóa xe, bật chìa khóa xe điện bằng tay phải, giữ vô lăng bằng tay trái  và đạp phanh
  • Đặt tay phải lên ga, nhấn phanh đồng thời đạp ga thuận như xe đạp
  • Khi xe đạp điện bắt đầu tăng tốc, hãy từ từ tăng ga và để xe di chuyển từ từ để ổn định và kiểm soát tốc độ

Cách chạy xe đạp điện an toàn và đúng cách

Cách giữ thăng bằng khi đi xe đạp điện

Trên đoạn đường thẳng: Bạn cần chú ý quan sát 2 bên, 2 tay giữ vô lăng và giữ phanh để có thể xử lý tình huống tốt nhất, chân bạn đặt trên 2 bàn đạp hoặc trên giá gác chân, tay phải phải điều chỉnh ga đến tốc độ mong muốn.

Trên đoạn đường không bằng phẳng: Chú ý phía trước và hai bên, giảm tốc độ xe và nếu có thể thì chuyển sang chế độ sport nếu có. Hai tay giữ vô lăng và hai chân đạp trợ lực cho xe.

Chuyển hướng di chuyển: Nếu bạn muốn chuyển hướng hoặc rẽ phải, rẽ trái chú ý quan sát phía trước, bên hông và phía sau. Giảm tốc độ, bật xi nhan xin đường, điều khiển xe bằng 2 tay, sang đường hoặc rẽ xung quanh những nơi được chỉ định.

Dừng xe điện đúng cách

  • Chú ý quan sát phía trước, hai bên và phía sau xe
  • Giảm tốc độ bằng cách dừng chân ga và phanh từ từ bằng cả hai tay
  • Xe sẽ dừng lại, bỏ chân ra và đi xuống
  • Khi xe dừng lại, tắt chìa khóa
  • Dựng chân chống vào vị trí và khóa xe lại

Xem thêm: Mách bạn cách kiểm tra xe điện hằng ngày

10 Cách sử dụng xe đạp điện an toàn

Trong quá trình sử dụng xe đạp điện, cần lưu ý những điều sau:

1. Không nên để xe đạp điện giữa trời nắng

Cách đi xe đạp điện không có bàn đạp

Khi nhiệt độ cao, bình ắc quy sẽ tự động xả năng lượng điện. Nhiệt độ làm việc lý tưởng của ắc quy là 20 – 25 độ C.

Bạn không nên để xe đạp điện hoặc để các loại xe điện nói chung ở nơi có nhiệt độ quá cao, hoặc để xe dưới nắng lâu, vì dễ xảy ra cháy nổ.

2. Hạn chế để xe điện tiếp xúc với nước mưa

Xe điện có thể di chuyển dưới trời mưa, nhưng tuyệt đối không được vận hành trong trường hợp đường bị ngập đến trục sau của xe.

Nếu bạn lái xe trong điều kiện đó, bộ phận điện của máy sẽ bị chập và gây ra cháy nổ.

Vậy nên, khi đường bị ngập quá sâu, bạn nên tắt khóa điện và dắt xe để đảm bảo an toàn cho máy.

3. Luôn quan sát mặt đồng hồ hiển thị thông số

Cách khởi động xe đạp điện

Thay vì đồng hồ đo nhiên liệu của xe máy, giúp người lái ước tính quãng đường xe có thể đi, một chiếc xe điện có đồng hồ có màn hình thông minh cho biết vạch báo lượng điện còn lại của xe và các thông số khác. Chạy bằng nguồn điện yếu sẽ làm chai pin xe đạp điện và làm pin nhanh hư hơn.

Do đó, người dùng phải luôn kiểm tra mức điện năng trên màn hình để xe điện không gặp phải tình trạng hết điện giữa đường, dẫn đến hỏng ắc quy của xe trong thời gian ngắn.

4. Hạn chế phanh gấp và tăng ga đột ngột khi sử dụng

Cách đi xe của mỗi người ảnh hưởng rất lớn đến độ bền của phương tiện. Động cơ xe đạp điện phải hoạt động mạnh sau khi phanh và tăng tốc đột ngột nên độ bền của ắc quy xe điện giảm đáng kể. Điều này sẽ khiến xe điện của bạn nhanh hỏng và hết điện khi vận hành.

Với xe đạp điện, bạn có thể đạp vài lần khi xe khởi động hoặc khi xe lên dốc. Điều này giúp hỗ trợ động cơ và giúp xe điện hoạt động tối ưu, tiết kiệm được nhiều điện năng trong suốt chuyến đi.

5. Sử dụng sạc xe đạp điện và bình ắc quy đồng bộ

Việc lựa chọn bộ sạc cho xe đạp điện, xe máy điện đồng bộ là rất quan trọng và cần được cân nhắc kỹ lưỡng. Bộ phận sạc của xe điện phải cùng loại, có thông số phù hợp, đúng với từng loại bình ắc quy.

Sạc không đồng bộ với ắc quy sẽ làm giảm dung lượng ắc quy, khiến bình ắc quy bị phồng và thậm chí có thể phát nổ trong quá trình sạc.

6. Tải trọng hợp lý trong quá trình sử dụng

đi xe đạp điện an toàn

Mỗi loại xe đạp điện, xe máy điện đều có tải trọng tối đa do nhà sản xuất quy định. Sử dụng xe điện quá tải khiến động cơ quá nóng và ảnh hưởng không nhỏ đến độ bền của khung xe đạp, bình ắc quy, động cơ và các bộ phận khác.

7. Sử dụng xe một cách an toàn

Cần thường xuyên tiến hành kiểm tra săm lốp, vành, bộ phận má phanh, còi, đèn tín hiệu cẩn thận trước khi lái xe. Rửa xe đạp điện đúng cách, không xịt nước trực tiếp vào các bộ phận điện của xe.

Nếu xe đạp điện bị ngập nước, bạn hãy tắt điện, dùng bàn đạp để di chuyển.

8. Sạc đầy bình ắc quy

Ắc quy sẽ có tuổi thọ lâu hơn nếu như không bị dùng đến mức cạn kiệt, với xe mới trong quá trình chưa sử dụng, tự thân ắc quy sẽ xả điện.

Vì thế, khi mới mua một chiếc xe điện sử dụng ắc quy, bạn nên sạc khoảng 8 – 10 tiếng trước khi sử dụng, các lần sau không quá 8 tiếng.

Trung bình thời gian sạc của ắc quy luôn luôn lâu hơn so với pin.

Ắc quy sẽ đạt độ bền cao hơn khi có dòng điện phóng ra ở mức bằng 1/10 dung lượng đã nạp.

Do vậy, bạn không nên đi hết sạch điện rồi mới sạc, hãy sạc điện khi xe còn khoảng 30% lượng điện năng để không gây hư bình, sạc điện không vào.

Sau khi đã sạc đầy quá trình sạc sẽ tự động ngắt, đây là cơ chế tự bảo vệ giúp cho pin hoặc ắc quy không bị ảnh hưởng dù bạn có sạc lâu hoặc quên rút dây sạc.

Tuy vậy, tốt nhất là bạn không cắm sạc liên tục quá thời lượng sạc quy định, mà nên ngắt sạc khi đèn báo chuyển sang màu xanh. Luôn sạc pin ngay sau mỗi lần sử dụng.

Thêm vào đó, bạn cũng nên thay bình ắc quy sau khoảng 2 năm sử dụng để kéo dài tuổi thọ của xe.

Những lưu ý khi đi xe đạp điện

9. Sạc xe đạp điện đúng cách

  • Khi sạc, đặt pin ở nơi khô ráo hoặc để trong xe và sạc trực tiếp
  • Không nghiêng bình, dốc ngược bình khi sạc
  • Ngắt khóa điện nguồn trước khi cắm sạc
  • Đảm bảo tránh để nước hoặc dung dịch lỏng vào thiết bị sạc; Không che thiết bị sạc bằng bất kỳ vật liệu nào
  • Trong khi sạc, nếu cục sạc bị nóng hoặc có mùi lạ, hãy ngừng sạc ngay lập tức và mang đến cửa hàng bảo hành để kiểm tra  
  • Nếu lâu không đi xe thì khoảng 10 ngày vẫn sạc một lần để duy trì tuổi thọ của ắc quy
  • Hạn chế tháo pin ra trong quá trình sạc, vì rất dễ làm chai pin
  • Sử dụng nguồn điện ổn định khi sạc, không sạc bằng máy phát điện trong mọi trường hợp

10. Bảo dưỡng định kỳ

Không riêng gì xe đạp điện, khi sử dụng bất kỳ máy móc, thiết bị nào cũng cần được bảo dưỡng định kỳ. Để xe đạp điện luôn bền và hoạt động tốt, bạn nên đưa xe đến đại lý để bảo dưỡng định kỳ nhé!

Người sử dụng nên thường xuyên quan sát và kiểm tra các bộ phận có khớp nối cần bôi trơn như xích, cổ xe,… để có thể bảo dưỡng và sửa chữa kịp thời nếu xảy ra tình trạng trục trặc.

Tùy theo tần suất và mức độ sử dụng có thể đi bảo dưỡng xe điện theo định kỳ 3 tháng, 6 tháng hoặc 1 năm một lần.

Sự kiểm tra và bảo dưỡng định kì rất quan trọng, cần thiết cho việc duy trì hoạt động an toàn trong khi vận hành xe.

Ngoài ra, nó còn là cách giữ gìn chiếc xe của bạn lâu bền tốt nhất. Với mỗi lần kiểm tra và bảo dưỡng chỉ mất khoảng 15 – 30 phút nhưng nó đảm bảo an toàn cho bạn khi sử dụng xe.

Cách sử dụng xe đạp điện

Bài viết trên là hướng dẫn chi tiết cách đi xe đạp điện đúng cách và an toàn cho người lần đầu sử dụng loại phương tiện này. Ngoài ra, Đại Lý Xe Điện cung cấp cho bạn những lưu ý về cách sử dụng xe đạp điện. Hãy luôn là một người tham gia giao thông có trách nhiệm bạn nhé! Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn sử dụng tốt chiếc xe đạp điện của mình. Truy cập ngay Đại Lý Xe Điện để biết thêm nhiều thông tin bổ ích khác nhé!

Chúng tôi sử dụng cookie để đảm bảo rằng chúng tôi cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu bạn tiếp tục sử dụng trang web này, chúng tôi sẽ cho rằng bạn hài lòng với nó.