Xe máy điện là một loại phương tiện di chuyển hiện đại được thiết kế để chạy bằng điện. So với các loại xe máy chạy bằng động cơ đốt trong truyền thống, xe máy điện sử dụng công nghệ pin và động cơ thân thiện với môi trường. Và nó đang dần trở nên phổ biến và ưa chuộng hơn tại Việt Nam, đặc biệt là các bạn học sinh, sinh viên. Hãy cùng Đại Lý Xe Điện tìm hiểu xe máy điện là gì? Và những đặc điểm của nó nhé!
Tìm hiểu về xe máy điện
Xe máy điện là gì?
Xe máy điện hiện được coi là phương tiện giao thông cơ giới. Tuy nhiên, nhiều người không hiểu xe máy điện là gì. Theo Mục 3(18) của Luật giao thông năm 2008, định nghĩa về xe máy điện được hiểu nôm na như sau:
Xe máy điện là loại xe chạy bằng năng lượng điện khác với các loại xe máy chạy xăng truyền thống trên thị trường hiện nay. Xe máy điện có tên tiếng Anh là electric bike. Nó có đặc điểm giống xe máy truyền thống nhưng được trang bị động cơ điện có công suất cực đại 4000 W, tốc độ tối đa không thể vượt quá 50 km/h.
Cấu tạo của xe máy điện
Cấu tạo cơ bản của xe máy điện gồm những phần sau đây:
Động cơ điện
Xe máy điện có hai loại động cơ: động cơ có chổi than và động cơ không có chổi than.
- Động cơ có chổi than: Loại này đã xuất hiện từ khi xe máy điện ra đời và khá phổ biến. Nó giúp xe vận hành mạnh mẽ và thiết kế cực kỳ đơn giản nhưng lại tiêu tốn rất nhiều năng lượng. Bạn cũng sẽ cần thay chổi than sau khi lái xe một thời gian để tiếp tục sử dụng.
- Động cơ không có chổi than: Loại này rất bền và không cần thay chổi than trong quá trình sử dụng, nhưng giá thành của chúng rất đắt.
Pin Lithium hoặc ắc quy
Pin hoặc bộ bình ắc quy là bộ phận quan trọng của bất kỳ chiếc xe máy điện nào bởi nó giúp tích trữ điện năng, ảnh hưởng trực tiếp đến quãng đường và tốc độ của xe.
Hiện nay, các loại xe máy điện trên thị trường có hai loại là loại xe dùng ắc quy và loại xe dùng pin Lithium.
Tay ga điều khiển
Tay ga điều khiển xe máy điện cũng được lắp đặt phía bên tay phải tương tự như các loại xe máy thông thường. Hoạt động dựa trên nguyên tắc cảm biến từ 3 chân kết hợp với nam châm hình khuyên giúp quét qua cảm biến khi có lực tác động điển hình là người dùng vặn ga từ đó giúp xe di chuyển.
Bo mạch điều khiển
Hệ thống này sẽ nhận tín hiệu trực tiếp từ tay ra điều khiển của xe, từ đó sinh ra dòng điện hợp lý giúp xe di chuyển. Ngoài ra, nó còn cung cấp năng lượng cho đèn xe.
Các bộ phận khác
Ngoài những bộ phận cần thiết kể trên, xe máy điện còn có các bộ phận khác như bánh xe, đèn, phanh, xi nhan, còi, khóa điện,… là những bộ phận quan trọng giữ vai trò hỗ trợ đắc lực trong quá trình tham gia giao thông của xe.
Nguyên lý hoạt động của xe máy điện
Động cơ điện là bộ phần nòng cốt giúp cho chiếc xe điện hoạt động một cách mượt mà nhất. Nó được cấu tạo từ hai bộ phận có chức năng khác nhau là: Vỏ động cơ và lõi động cơ.
Vỏ động cơ: Còn được gọi là Rotor giúp bảo vệ động cơ khỏi những tác động bên ngoài.
Lõi động cơ: Được gọi với cái tên khác là Stato tạo nên từ các cuộn dây đồng thanh lõi. Lõi động cơ sẽ có trục chính và các mắt động cơ.
Nguyên lý hoạt động của xe máy điện khá là đơn giản. Khi khởi động xe máy điện, dòng điện sẽ được sinh ra truyền qua khu vực động cơ tạo nên từ trường. Sự tương tác giữa hai từ trường của rotor phần chuyển động và stato là phần đứng yên sẽ tạo ra chuyển động. Nó được gọi là mô – men lực giúp xe có thể di chuyển.
Lợi ích khi sử dụng xe máy điện
- Tiết kiệm năng lượng: Xe máy điện sử dụng năng lượng điện để hoạt động, giúp tiết kiệm nhiên liệu và giảm khí thải.
- An toàn và ít ồn: Xe máy điện có tốc độ thấp hơn so với xe máy sử dụng động cơ đốt trong, giúp giảm nguy cơ tai nạn giao thông. Ngoài ra, xe máy điện cũng không phát ra tiếng ồn đáng kể, giảm ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
- Dễ sử dụng: Xe máy điện thường có thiết kế đơn giản và dễ sử dụng, không cần nhiều kỹ năng hoặc kinh nghiệm lái xe.
- Dễ dàng sạc pin: Xe máy điện có thể sạc pin ở bất kỳ nơi đâu có nguồn điện, giúp tiện lợi cho việc sử dụng.
- Chi phí bảo trì thấp: Vì không có động cơ đốt trong và các bộ phận phức tạp, chi phí bảo trì của xe máy điện thường thấp hơn so với xe máy chạy bằng động cơ đốt trong.
- Không gây ô nhiễm môi trường: Xe máy điện không phát ra khí thải độc hại, không gây ô nhiễm môi trường.
Những hạn chế khi sử dụng xe máy điện
- Giới hạn khoảng cách: Xe máy điện thường có thời gian sử dụng giới hạn và khoảng cách đi được ngắn hơn so với xe máy chạy bằng động cơ đốt trong.
- Thời gian sạc pin lâu: Thời gian sạc pin của xe máy điện thường khá lâu, có thể mất vài giờ để sạc đầy.
- Giá thành cao: Giá thành của xe máy điện thường cao hơn so với xe máy chạy bằng động cơ đốt trong.
- Hiệu suất bị ảnh hưởng bởi thời tiết: Hiệu suất của xe máy điện có thể bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết, đặc biệt là ở những nơi có nhiệt độ thấp.
So sánh ưu nhược điểm của dòng xe máy điện
Ưu điểm | Nhược điểm |
|
|
Một số câu hỏi thường gặp khi mua xe máy điện
Mua xe máy điện có cần đăng ký xe không?
Được phân loại là xe cơ giới, xe máy điện phải được đăng ký biển số và làm thủ tục đăng ký tại cơ quan nhà nước.
Xe máy điện đi được bao nhiêu km?
Theo các nhà sản xuất, xe máy điện khi sạc đầy có thể di chuyển với phạm vi từ 70 đến trên 100 km tùy từng dòng sản phẩm. Có nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến quãng đường xe đi được, nhưng quan trọng nhất là loại ắc quy hay dung lượng ắc quy.
Mong rằng qua những chia sẻ ở trên, Đại Lý Xe Điện đã giúp bạn biết xe máy điện là gì cùng những thông tin liên quan đến loại phương tiện này.