Giảm chấn thủy lực ở xe điện là gì? Những lưu ý khi sử dụng!
Có rất nhiều loại giảm xóc như giảm xóc lò xo, giảm xóc dầu hay phuộc nhún. Để giúp xe vận hành êm ái qua những đoạn đường gồ ghề, nhiều ổ gà. Là bộ phận cũng quan trọng không kém so với các bộ phận khác của xe điện. Đều được các nhà sản xuất chau chuốt và tỉ mỉ trong khâu thiết kế và sản xuất. Ngoài những loại giảm xóc thông thường thì hiện này còn có giảm chấn thủy lực cũng đang được rất nhiều người tin chọn. Vậy giảm chấn thủy lực ở xe điện là gì? Hãy cùng Đại lý xe điện Bluera, tìm hiểu cấu tạo và những lưu ý khi sử dụng nhé!
Nội dung bài viết
Giảm chấn thủy lực ở xe điện là gì?
Giảm chấn thủy lực ở xe điện là loại giảm xóc hiện đại – tiên tiến. Giúp bảo vệ và đảm bảo sự an toàn cho xe khi di chuyển. Với nhiệm vụ hấp thụ dao động, chủ động giảm thiểu hiện tượng xóc do địa hình hoặc các yếu tố ngoại lực bên ngoài. Mang đến độ đàn hồi nhất định cho xe. Đồng thời, hệ thống này còn có ưu điểm chống ồn tốt. Giúp xe điện hoạt động ổn định và có tuổi thọ sử dụng lâu dài.
Hoạt động hiệu quả từ hệ thống này được thấy rõ qua trường hợp các xe điện dễ dàng di chuyển qua những địa hình dốc, không được bằng phẳng.
Công dụng của giảm chấn thủy lực
Công dụng của hệ thống này là giúp bảo vệ hệ thống xi lanh 1 chiều, xi lanh 2 chiều thủy lực khỏi bị xóc do tác động bên ngoài từ môi trường. Hay sự gồ ghế, lồi lõm của địa hình, có nhiều ổ gà,… Như vậy, sẽ giúp bảo quản xe bền hơn, ít hư hỏng và giảm tiếng ồn khi vận chuyển.
Mỗi một hệ thống thủy lực sẽ sử dụng bộ giảm chấn với từng chức năng khác nhau. Đáp ứng tất cả các nhu cầu như điều khiển xe dễ dàng, giảm xóc hiệu quả, triệt tiêu một số lực quán tính. Từ đó, giúp người sử dụng tránh được những tai nạn không đáng có, an toàn tuyệt đối.
Cấu tạo giảm chấn thủy lực
Cấu tạo của giảm chấn thủy lực rất đơn giản được cấu thành từ các bộ phận cơ bản như lò xo, dầu giảm chấn và ty phuộc. Cả bộ giảm chấn không quá lớn, chiếm quá nhiều diện tích mà khá gọn gàng. Rất thuận tiện cho việc lắp đặt và sử dụng, cũng như sửa chữa khi cần thiết.

Sau khi được trang bị lên xe thì sẽ hạn chế tối đa các lực tác động từ môi trường. Lực tác động này thường khá lớn cho nên vật liệu được sử dụng cho hệ thống này cũng phải có chất lượng tốt. Có độ bền cao như thép, nhôm, inox hay các loại sắt mạ, hợp kim cao cấp không rỉ sét. Cứng cáp và chắc chắn, chống oxi hóa tốt để chịu được nhiệt độ cao.
Dựa vào cách cấu tạo mà người tạo thành 2 loại: giảm chấn ống đơn, giảm chấn ống kép, hoặc giảm chấn tác động đơn và giảm chấn tốc độ kép. Với loại giảm chấn đơn có ưu điểm là tỏa nhiệt tốt. Còn giảm chấn kép thì giảm thiểu hiện tượng xâm thực, hoạt động êm ái và ổn định hơn.
Nguyên lý hoạt động của giảm chấn thủy lực
Do có kết cấu đơn giản nên nguyên lý hoạt động của hệ thống giảm chấn thủy lực cũng vậy. Để hiểu hơn về nguyên lý hoạt động của hệ thống này, ta sẽ đọc thêm chi tiết ở bên dưới:
– Hệ thống này hoạt động dựa vào quá trình nén và giãn của bộ phận ty phuộc. Trong quá trình nén thì bộ phận ty phuộc sẽ di chuyển xuống. Tạo nên sự chênh lệch áp suất cao bên trên và thấp hơn ở bên dưới. Van giảm chấn bên trong có nhiệm vụ sẽ đưa chất lỏng ở khoang dưới đã được ép lên trên. Sản sinh ra một loạt lực giảm chấn nhất định, từ đó hạn chế tối đa các dao động do ngoại lực tác động lên xe.
– Với xe sử dụng giảm chấn kép thì sẽ hoạt động với 2 quá trình nén: quá trình sẽ diễn ra khi tốc độ chuyển động cần của ty phuộc (piston) cao hoặc thấp. Khi đó, quá trình giãn ty phuộc sẽ di chuyển lên khoang trên, áp suất sẽ có sự chênh lệch cao và thấp.
– Ngoài ra, bộ phận giảm chấn kiểu lồng sẽ sử dụng dầu giảm chấn, loại dầu này có chức năng làm môi chất để làm việc. Sức cản của dòng thủy lực do dầu của ty phuộc (piston) bị ép và thoát ra một lỗ nhỏ chính là lực tắt dao động.
– Nếu lực giảm chấn càng lớn thì dao động ở thân xe càng nhanh bị dập tắt. Và ngược lại, các chấn động do hiệu ứng làm tắt gây ra lớn hơn. Lực giảm chấn còn biến thiên theo tốc độ dịch chuyển tiến lùi của piston.
Những lưu ý khi sử dụng!
Để sử dụng lâu dài chúng ta cần lưu ý những điều sau:
– Luôn theo dõi quá trình hoạt động và kiểm tra định kỳ.
– Thêm dầu bôi trơn để giảm các ma sát ăn mòn cho thiết bị.
– Không chở quá tải trọng quy định theo từng xe.
– Nên chọn mua những loại giảm chấn thủy lức có kích thước và thông số phù hợp với xi lanh, hệ thống. Mua hàng chính hãng và được cung cấp tại các cửa hàng uy tín. Để đảm bảo độ bền cao cũng như có những chính sách đổi trả hợp lý khi có vấn đề xảy ra.
Trên đây là Giảm chấn thủy lực ở xe điện là gì? Những lưu ý khi sử dụng!, hãy đến ngay Đại lý xe điện Bluera và rinh về ngay những xế siêu xịn này nhé. Ngoài ra, theo dõi Fanpage Facebook của chúng tôi để nhận ngay những tin tức HOT sớm nhất nhé:
👉 DaiLyXeDien 👈
Xem thêm: Kinh nghiệm lựa chọn, Đánh giá sản phẩm